Ý Nghĩa Lễ Hỏi

Nhiều cặp đôi có vẻ không chú trọng đến lễ hỏi vì cho rằng không quan trọng bằng đám cưới. Tuy nhiên, với người lớn thì họ lại cần lễ hỏi hơn cả vì lễ này là lễ chính thức đưa chuyện hôn sự của hai nhà thành hiện thực, lễ này cũng chính là một sự thông báo đến xóm giềng cũng như quan viên hai họ.

Lễ vật

Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly
Đôi đèn cầy hình long phụng
Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn
Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)
Tiền nạp tài (tiền nát)
Một cặp rượu
Một cặp trà song hỉ
Hai hộp bánh
Trái cây
Lợn sữa quay và xôi gấc (không bắt buộc, nếu gia đình khá giả có thể thêm vào)
Bánh xu xê (phu thê)
Đối với người miền Bắc, lễ vật thường là mâm trầu cau, trà mạn, mứt sen, hồng, thuốc lá bánh cốm hay bánh xu xê và một số tiền mặt. Người miền Trung lễ vật có thêm bánh quế.

y nghia le hoi

Nữ trang cho cô dâu

Dẫn lễ

Đến nhà gái gồm vị chủ hôn, bố mẹ và chàng rể tương lai và một số thanh niên bưng lễ vật (nhà trai bưng bao nhiêu quả, nhà gái có bấy nhiêu người đón quả). Nếu lễ vật bao gồm cả lợn quay thì người bưng lợn quay sẽ theo sau đoàn người bưng mâm quả. Sau cùng sẽ là họ hàng hay bạn thân. Thường đoàn nhà trai đến nhà gái khoảng 10-12 người.

Nghi thức lễ hỏi

Nhà gái đón mâm quả và dâng lễ vật lên bàn thờ. Sau đó bố mẹ cô gái sẽ mời nhà trai vào nhà. Gia đình nhà gái sẽ đứng bên phải bàn thờ, gia đình nhà trai đứng bên trái. Nhà gái lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, sau đó đến lượt nhà trai giới thiệu. Kế đến vị chủ hôn ngỏ lời về việc mang lễ vật xin làm lễ đính hôn cho đôi trẻ. Nhà trai xin phép nhà gái cho cô dâu tương lai ra làm lễ ra mắt gia tiên với chú rể. Nhận lời, bố mẹ cho gọi con gái ra trình diện hai họ. Cô dâu tương lai bước ra kính người già trước, sau đó là bố mẹ.
Kế đến là nghi thức lên đèn. Đôi trẻ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên theo thứ tự nam tả nữ hữu nhưng chỉ có chú rể tương lai làm lễ. Làm lễ xong, chú rể xin phép đeo nhẫn đính hôn cho cô dâu. Mẹ chồng cũng tặng chút quà nhỏ kỷ niệm và đeo nữ trang cho cô dâu. Kế đó mẹ chú rể trao cho nhà gái tiền nạp tài.
Chú rể và cô dâu sẽ rót rượu bưng mời bố mẹ và hai họ.
Gia đình hai bên sẽ bàn bạc chọn ngày cử hành hôn lễ cho đôi trẻ. “Quả” sẽ được chia bớt mỗi thứ một ít cho nhà trai gọi là “lại quả”. Số còn lại mang chia cho bà con hàng xóm để “biếu trầu”.

(Sưu tầm)

Xích lô – Lịch sử phát triển

Xe xích lô (từ Tiếng Pháp: cyclo) là một phương tiện giao thông sử dụng sức người, có 3 bánh dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa, thường có một hoặc hai ghế cho khách và một chỗ cho người lái xe. Người lái xe cũng vận hành nó như xe đạp thường, một vài loại có mô tơ để giúp người lái đỡ tốn sức, nếu có gắn động cơ thì gọi là xích lô máy. Thông thường xích lô có ba bánh. Loại xe đạp kéo thùng chở khách đằng sau trở thành xích lô thường gọi là xe lôi, phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Người chạy xe xích lô thông thường đạp xe đằng sau phần chở khách; nhiều loại có người đạp xe đằng trước.

Xe Cyclo

Xe Xích Lô (từ tiếng Pháp: Cyclo)

Xích lô sử dụng nhiều ở Châu Á, hiện nay nó phổ biến hơn xe kéo nhiều. Xích lô cũng được sử dụng tại một số thành phố ở Châu Âu và Mỹ, thường để chở khách đi du lịch.

Xích lô xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân miền Charente tên là Coupeaud, một người đam mê thể thao phát minh ra. Phải vất vả lắm ông mới vận động Bộ Công chánh công nhận sáng chế và cấp phép lưu hành, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai nhà vô địch Tuor de France là Georges Speicher  và Le Grèves.

Nhưng rút cục nó lại không trở thành phương tiện giao thông ở nước Pháp mà thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là ở thuộc địa: Phnompenh. Từ Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình tới Sài Gòn. Hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp một mạch gần 200 km hết có 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc.

Xe Xich Lo

Xe Xích lô tại Việt nam

Tháng 2 năm 1941, tay anh chị khét tiếng Bảy Viễn cùng một người Pháp là Maurice lập công ty Mauvien có 30 chiếc độc quyền khu vực Chợ Lớn.

(Trích “Chuyện xích lô – Nguyễn Lưu” – trang 328 – Hà Nội 36 góc nhìn – Nhà xuất bản Thanh Niên – 2003)

Xích lô xuất hiện ban đầu năm 1707 trong một bức tranh mang tên Les deux carrosses của Claude Gillot. Các chữ Cyclo, rồi Cyclerickshaw, trishaw, Cyclo pedicab trong tiếng Anh hay tiếng Pháp không mô tả đúng chiếc xích lô ở VN ngày nay. Nguyên thủy nó đều nói đến loại xe nhẹ, có thể là hai hoặc ba bánh. Cho đến nay, cả người Nhật, người Mỹ cũng đưa ra những bằng chứng cho rằng, người của họ phát minh ra chiếc xích lô đầu tiên vào năm 1868 hoặc 1848 do những người thợ rèn làm theo đặt hàng của các nhà thờ.

Les_Deux_Carrosses_by_Claude_Gillot_1707

Bức tranh Les deux carrosses

Có giai thoại khác là nhà truyền giáo người Mỹ – Jonathan Scobie, chế ra chiếc xe này đầu tiên vào năm 1869 để đẩy người vợ bị bệnh của ông đi dạo phố Yokohama ở Nhật… Cũng như lịch sử chiếc xe đạp, chiếc xích lô đầu tiên là một câu chuyện không rõ ràng và đầy tranh cãi ở nhiều nước.

Tuy nhiên, tài liệu của Nhật được giới sử học tin cậy hơn cả, vì nó còn bằng chứng rõ ràng. Izumi Yosuke, Suzuki Tokujiro và Takayama Kosuke, là những người sáng chế ra chiếc xích lô vào năm 1868 để thay cho việc chuyên chở hàng hóa trên các đường phố ngắn của Tokyo bằng ngựa. Bắt đầu từ năm 1870, chính quyềnTokyo cấp giấy phép 3 người trên được sản xuất và bán xe xích lô. Vào năm 1872, đã có khoảng 40 chiếc xích lô hoạt động tại thủ đô nước Nhật và trở thành phương tiện vận chuyển công cộng chính yếu của nước này…

Khoảng năm 1880, “xích lô kéo” xuất hiện tại một thành phố nhỏ ở Ấn Độ và mãi 20 năm sau ở Calcutta, những thương nhân Hoa kiều lần đầu tiên dùng nó để chở hàng. Đến năm 1914, người Hoa tại Ấn Độ mới được cấp giấy phép dùng xích lô chở khách. Người Bangladesh gọi là Rickshwala và nghề “xích lô kéo” là công việc đầu tiên của những nông dân nhập cư vào các thành thị. Sau đó, người ta thấy xích lô dần xuất hiện tại các thành phố lớn của Đông Nam Á ở dạng xe kéo.

Xe Keo Ha Noi

Xe Kéo Hà Nội

Tại Malaysia thì gọi là Beca… Chiếc xích lô từ kéo chuyển qua đạp có lẽ từ đầu thế kỷ 20 khi xe đạp có pê-dan xuất hiện ở Viễn Đông. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh thì người đạp ở phía trước. Ở Malaysia người đạp và hành khách ngồi hai phía song song nhau.

Xich Lo Myanmar

Xe Xích lô tại Myanmar

Tại VN và Campuchia lại khác: Cấu tạo chiếc xích lô bao giờ cũng dành chỗ cho hành khách ngồi phía trước; nhưng trong cấu tạo của xe lôi ở các tỉnh Nam Bộ thì trái lại. Có lẽ do xe lôi du nhập từ các nước có nền văn minh Ấn Độ!

Theo WIKIPEDIA

Tự làm mứt sen trần cho ngày Tết

Mứt hạt sen trần thường dùng với trà nóng là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của mỗi gia đình. Cách làm mứt hạt sen cũng khá dễ, các bạn cùng tham khảo cách chế biến sau nhé.

Nguyên liệu:

– Hạt sen khô: 200gr

– Đường: 120gr

– Nước hoa bưởi: 1/2 thìa cà phê

Cách làm
:

Hat sen kho

Hat sen kho ngam nuoc cho no cang

Hạt sen ngâm nước vài giờ cho nở căng, cho vào nồi luộc sôi, chắt bỏ nước đầu rồi chế lượt nước khác vào ninh nhỏ lửa.

Cho hat sen  vao ninh nho lua

Ninh den khi sen chin bo

Ninh đến khi hạt sen chín bở nhưng phải đảm bảo sen còn nguyên hạt, không bị vỡ nát thì vớt sen ra ngâm vào nước lạnh, vớt ra để ráo.

Ngam sen voi duong theo ti le

Ngâm sen với đường theo tỉ lệ 1:0,6

Dun nho lua dao nhe tay

Khi đường tan hết ta chắt nước đường vào một nồi nhỏ, đun nhỏ lửa đến khi đường keo sánh lại (kéo tơ) thì cho nước hoa bưởi và trút hạt sen vào. Tiếp tục đun nhỏ lửa, đảo nhẹ tay để đường ngâm đều vào hạt sen rồi bắc nồi xuống, đảo liên tục đến khi thấy đường trắng, các hạt sen rời nhau thì trút mứt sen ra đĩa để thật nguội.

Mut sen tran

Mỗi viên mứt sen có vị ngọt thanh, được bao bọc bởi một lớp đường kết tinh tựa như những viên ngọc.

Cách 2:

Nguyên liệu:
– Hạt Sen: 1kg

– Đường: 1kg

– Nước hoa bưởi: 1 thìa canh
Cách làm:
Hạt sen khô, ngâm nước vài giờ cho nở, cho vào nồi luộc, chắc nước, rồi luộc lại lần nữạ
Thả sen đã luộc vào chậu nước lã rồi vớt ra để ráọ
Cân bao nhiêu sen là bấy nhiều đường.
Cho đường vào chảo với nửa chén nước, sên cho đến khi đường kéo tợ Trút hạt sen vào, đảo nhẹ tay, rắc nước hoa bưởi lên.
Khi đường gần sên, gạt hạt sen qua một bên, nghiêng chảo dùng đũa đánh đường cho trắng rồi múc nước đường dội lên hạt sen. Đến khi sen trắng trong là được. Đổ ra khay để cho nguội.

Trong tiết trời Xuân thưởng thức mứt sen, cảm nhận vị ngọt ngọt của đường, vị bùi bùi thanh mát của hạt sen, cùng chén trà hương sen ấm nóng… cảm giác thư thái, đón năm mới nhiều niềm vui bên người thân và gia đình!

 

 

Các tin liên quan:

Giới thiệu về Phong Sơn

Bánh Cốm – Hương vị người Hà nội

Ai có thể bê tráp lễ ăn hỏi

Bánh Phu Thê (Xu Xê)